Ngành du lịch – khách sạn được cho là một trong những ngành kinh tế tổn thất nặng nề nhất bởi dịch Covid-19. Trong thời gian qua, không ít doanh nghiệp điêu đứng bởi du lịch tê liệt nhưng vẫn phải “còng lưng” gánh chi phí duy trì.
Đến nay dịch bệnh đã dần được kiểm soát và nền kinh tế có xu hướng phục hồi trở lại. Vậy kịch bản sau dịch với bất động sản du lịch – khách sạn liệu có tươi sáng hơn?

I. Tình hình thị trường du lịch – khách sạn trong thời gian qua
Ngành du lịch Việt vốn là một “cỗ máy in tiền” với lượng khách quốc tế và nội địa ngày một tăng. Năm 2019 là năm đạt con số kỷ lục về lượng khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam – 18 triệu người.
Tuy nhiên, trước sự ảnh hưởng của dịch bệnh, quý I năm 2020 cũng đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng: 18,1% khách quốc tế và 18% khách nội địa so với cùng kỳ năm 2019.
Tháng 3 là tháng ghi nhận sự ảnh hưởng kỷ lục của dịch tại thị trường kinh doanh khách sạn. Tại Hà Nội và TP HCM, công suất các phòng giảm 50-60%, thậm chí là 70%, lượng khách du lịch cũng giảm tới 68,1% so với thời điểm năm ngoái.
Thị trường BĐS du lịch – khách sạn đã phải chịu tổn thất vô cùng nặng nề. Nhiều công ty buộc phải thực hiện cắt giảm nhân sự, đóng cửa khách sạn.

II. Dự báo thị trường bất động sản du lịch – khách sạn sau dịch
1. Dự báo tình trạng phục hồi của ngành du lịch sau dịch
Theo Tổng cục Du lịch Việt Nam, ngành du lịch sau đại dịch sẽ có sự phục hồi khá chậm chạp. Có 2 trường hợp có khả năng xảy ra cao đối với lĩnh vực này:
- Trường hợp 1 – Việt Nam kiểm soát đại dịch thành công vào tháng 6/2020: số lượng khách du lịch quốc tế sẽ giảm khoảng 70% so với thời gian năm 2019.
- Trường hợp 2 – đến tháng 9 Việt Nam mới có thể kiểm soát thành công đại dịch: dự kiến giảm 75% lượng khách du lịch quốc tế so với năm 2019.
Ngoài ra, với tình trạng dịch diễn biến phức tạp của dịch bệnh tại Mỹ, Châu Âu và các khu vực khác, chắc chắn lượng khách du lịch quốc tế sẽ sụt giảm mạnh. Đồng thời, việc hoạt động này trở lại bình thường ngay cả khi Covid-19 tại Việt Nam đã qua cũng không hề đơn giản.
Sau thời gian giãn cách xã hội, một bộ phận lớn người dân vẫn còn e ngại về việc di chuyển. Chính vì vậy, dự kiến du lịch sẽ phải mất một thời gian khá dài để phục hồi về trạng thái phát triển mạnh như trước.

Khu vực | Thời gian Việt Nam kiểm soát được dịch bệnh | Tình hình thực tế so với năm 2019 |
Hà Nội | Tháng 06 năm 2020 | – Giá phòng bình quân giảm trong khoảng 8-13%- Công suất phòng giảm 46 – 51% |
Tháng 09 năm 2020 | – Giá phòng bình quân giảm trong khoảng 15-29%- Công suất phòng giảm 50-55% | |
TP HCM | Tháng 06 năm 2020 | – Giá phòng bình quân giảm trong khoảng 10-15%- Công suất phòng giảm 40-45% |
Tháng 09 năm 2020 | – Giá phòng bình quân giảm trong khoảng 17-22%- Công suất phòng giảm 40-45% |

Như vậy, việc vực dậy của thị trường bất động sản du lịch – khách sạn tại Việt Nam sẽ còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, với những tiềm năng vốn có, thị trường này có những tín hiệu phục hồi tích cực sau dịch.