Theo quan niệm của người Việt, sửa nhà là việc rất hệ trọng, cần phải xem xét kỹ về phong thủy. Tuy nhiên, nhà chung cư có kết cấu và đặc điểm khá khác biệt. Vậy sửa nhà chung cư có cần cúng không và cần lưu ý gì?
I. Sửa nhà chung cư có cần cúng không?
Theo văn hóa tín ngưỡng Việt Nam, nhà ở phải có đủ chủ nhân, thổ công, thổ địa và gia tiên. Do đó, làm những việc trọng đại phải thực hiện xin phép để tổ tiên, thần thánh cho phép.
Đặc biệt, các việc liên quan đến ngôi nhà như tháo dỡ, phá bỏ, sửa chữa, nhất là là động thổ có ảnh hưởng rất lớn đến phong thủy. Tuy nhiên, với nhà chung cư có kết cấu khác so với nhà mặt đất truyền thống. Do đó, những quan niệm này cũng có sự khác biệt.
Việc sửa nhà chung cư không cần phải tiến hành động thổ. Nhưng nếu việc xây sửa ảnh hưởng đến kết cấu thì sẽ gây xáo trộn không gian. Chính vì vậy, thủ tục làm lễ xin phép là cần thiết.
Thực tế, không phải trường hợp sửa nhà chung cư nào cũng cần cúng bái, cụ thể như sau:
- Những công việc xây sửa đơn giản, không động đến kết cấu thì không cần làm lễ. Ví dụ: thay đổi, sắp xếp lại nội thất, lát nền, sơn nhà, sửa chữa công trình nhỏ,…
- Sửa nhà chung cư khiến thiết kế, kết cấu, các khu vực chức năng xáo trộn thì phải làm lễ. Ví dụ: thay đổi vị trí của các khu vực chức năng (đặc biệt là thay đổi phòng thờ), đập phá, xây thêm tường ngăn,…

II. Thủ tục làm lễ trước khi sửa chung cư
Việc làm lễ trước khi sửa nhà chung cư không chỉ để xin phép gia tiên, thổ địa mà còn giúp ổn định nguồn năng lượng tốt trong nhà. Do đó, lễ cúng cần phải được chuẩn bị một cách chu đáo và thực hiện đúng thủ tục.
1. Chuẩn bị đồ cúng
Lễ vật cần thiết để cúng trước khi sửa nhà chung cư bao gồm:
- Một bộ món cúng theo tam sên: trứng vịt luộc 1 quả, tôm luộc 1 con, thịt luộc 1 miếng.
- Một đĩa xôi hoặc 1 chiếc bánh chưng, thông thường người ta thường cúng xôi.
- Gạo, nước, muối.
- Chè khô, 1 bao thuốc lá, rượu trắng.
- Trầu cau (5 quả cau và 5 lá trầu hoặc sử dụng 3 miếng trầu đã têm).
- Bình hoa cùng gồm 9 bông hoa hồng đỏ.
- Tiền vàng: 5 lễ vàng tiền, 5 oản đỏ, vàng mã, quần áo Quan Thần Linh, 1 đinh vàng hoa.

Xem thêm: Thủ tục rút chân hương chuẩn phong thủy – không lo phạm đại kỵ
2. Thủ tục làm lễ cúng
Lễ cúng phải được thực hiện vào ngày, giờ tốt. Chính vì vậy trước khi làm lễ phải xem thời gian hợp với tuổi gia chủ. Trường hợp mượn tuổi thì cần xem theo tuổi của người được mượn tuổi.
Trong khi làm lễ, chủ nhà (hoặc người được mượn tuổi) thành tâm, nghiêm túc và ăn mặc lịch sự. Khi làm lễ phải đọc một bài văn khấn dành cho trường hợp sửa chữa nhà chung cư.
Tốt nhất, bạn nên tham khảo thủ tục làm lễ cúng từ người có kinh nghiệm hoặc thầy phong thủy. Tuy nhiên, cần chú ý, việc làm lễ quan trọng nhất là lòng thành kính.

III. Các lưu ý trước khi sửa nhà chung cư
1. Nên xem tuổi trước khi sửa nhà
Trước khi xây sửa nhà chú ý nên xem gia chủ có được tuổi làm nhà hay không. Nếu phạm phải các năm Kim Lâu, Hoàng Ốc, Tam Tai thì không nên làm những việc lớn. Vì thế, việc xây sửa nhà thay đổi kết cấu, động đến mạch khí thì tốt nhất nên tránh.
Trong trường hợp này, gia chủ cần đợi qua năm xấu để thực hiện sửa nhà. Tuy nhiên, nếu cần sửa gấp thì có thể làm thủ tục mượn tuổi để tránh ảnh hưởng.
2. Xin phép ban quản lý và thông báo với các cư dân
Không giống như nhà mặt đất, nhà chung cư sở hữu những kết cấu chung. Đặc biệt, việc xây sửa chắc chắn gây ảnh hưởng lớn tới hộ dân xung quanh và cả tòa nhà.
Các tòa nhà thường rất hạn chế việc xây sửa và giới hạn thời gian tác động đập phá. Do đó, để đảm bảo việc sửa nhà được thuận tiện cần chú ý xin phép quản lý tòa nhà. Đồng thời, bạn nên thông báo với các cư dân xung quanh để tránh gây ra sự khó chịu.

Trên đây, Môi Giới Cá Nhân đã giải đáp câu hỏi sửa nhà chung cư có cần cúng không. Với những chia sẻ này, hy vọng bạn có thể thực hiện thủ tục sửa nhà thuận lợi hơn.