Thanh Hóa đang chuẩn bị tiến hành việc quy hoạch mở rộng sân bay Thọ Xuân và tuyến đường ven biển. Liệu những thay đổi này có tạo nên một cơn sốt khiến thị trường bất động sản Thanh Hóa tăng nhiệt mạnh mẽ?
Hạ tầng giao thông tại Thanh Hóa được đầu tư mạnh mẽ
Trong thông báo mới đây, Cục Hàng không Việt Nam đã trình hồ sơ duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết của sân bay quốc tế Thọ Xuân, Thanh Hóa lên bộ Giao thông Vận tải. Đây là quy hoạch được thực hiện đến năm 2030, định hướng đến năm 2050.
Theo đó, cảng hàng không Thọ Xuân sẽ được quy hoạch để trở thành Cảng hàng không quốc tế, sân bay cấp 4E. Theo đó, tại đây có thể khai thác các tàu bay A350-900, B787-9 và tương đương trở xuống, đạt công suất 5 triệu khách và 25.000 tấn hàng hóa mỗi năm.
Cùng với dự án sân bay quốc tế, chủ trương đầu tư dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển Quảng Xương – Tĩnh Gia và Hoằng Hóa – Sầm Sơn đã được Thủ tướng Chính phủ ký duyệt thông qua Quyết định 649/QĐ-TTg. Theo đó, dự án này được thực hiện theo hình thức hợp đồng BOT và đối tác công tư PPP.
Đường ven biển này bao gồm 2 tuyến, 3 đoạn với tổng chiều dài là 29,5km. Tuyến đường này được xây dựng theo tiêu chuẩn cấp 3, chiều rộng nền đường 12, đạt vận tốc thiết kế 80km/h. Tổng số vốn đầu tư cho dự án này lên tới 3.400 tỷ đồng, trong đó có 1.400 tỷ từ ngân sách trung ương, 1.020 tỷ từ nhà đầu tư và 980 tỷ từ ngân sách tỉnh Thanh Hóa.

Hạ tầng phát triển tạo đà cho du lịch và thu hút đầu tư
Theo các chuyên gia trong ngành, hai dự án đường ven biển và sân bay quốc tế sẽ là một cú hích lớn cho sự phát triển du lịch Thanh Hóa. Điều này sẽ tạo nên sức thu hút lớn cho vùng đất này với khách du lịch và nhà đầu tư.
Ngoài ra, Nghi Sơn – khu vực có tiềm năng lớn về bất động sản công nghiệp cũng sắp được nâng cấp lên thị xã. Đồng thời, hàng loạt doanh nghiệp FDI cũng đang coi đây là điểm đầu tư hấp dẫn.
Trong vòng 2 năm gần đây, sau Vingroup và FLC, hàng loạt các doanh nghiệp bất động sản lớn đã để mắt tới thị trường này.
Mới đây, Sungroup cũng đã công bố quy hoạch 1/500 đối với dự án quy mô hơn 1.260ha bao gồm khu đô thị sinh thái, du lịch biển, giải trí và nghỉ dưỡng cao cấp tại Sầm Sơn. Khu vực Hải Tiến cũng là nơi Tập đoàn Flamingo đề xuất thực hiện quy hoạch khu đô thị du lịch nghỉ dưỡng. Dự án này có quy mô lên tới 1.350ha, là tổ hợp đô thị, thương mại, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, safari tầm cỡ. Ngoài ra, còn rất nhiều siêu dự án của các tập đoàn lớn như CTCP ORG, T&T đang được lên kế hoạch thực hiện.

Liệu có xảy ra sốt đất?
Nhiều chuyên gia và nhà đầu tư kinh nghiệm cho rằng những dự án hạ tầng có khả năng tác động lớn đến sự phát triển của thị trường bất động sản Thanh Hóa. Tuy rằng tại các khu vực như Sầm Sơn, bất động sản du lịch đầy tiềm năng nhờ lượng khách du lịch lớn nhưng giá bất động sản vẫn còn đang ở tầm trung đến thấp. Trong vài năm trở lại đây, sự vào cuộc của các “ông lớn” trong lĩnh vực này cũng đã giúp thị trường tăng trưởng trở lại và thu hút nhà đầu tư hơn.
Trong năm 2019, đã xảy ra một số hiện tượng sốt nhà đất cục bộ. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở đất ven biển Sầm Sơn hay khu vực quy hoạch trung tâm hành chính thành phố mới.

Tuy nhiên, giá đất vẫn còn ở mức khá thấp tại một số vùng ven biển như Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Quảng Xương,… Chính vì vậy, những khu vực này có khả năng còn rất nhiều dư địa tăng giá.
Đặc biệt, với sự tác động các dự án hạ tầng giao thông trọng điểm, rất có thể tại đây sẽ xuất hiện những cơn sốt đất. Đến nay, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, bất động sản ven biển có xu hướng phục hồi trở lại. Với tình hình này, không ngoài khả năng những khu vực ven biển Thanh Hóa sẽ tạo đà bứt phá mạnh mẽ.

Để kịp thời nắm bắt những cơ hội, các nhà đầu tư cần phải thường xuyên cập nhật tin tức bất động sản khu vực. Tuy nhiên, phải luôn tỉnh táo, tránh gặp phải những cơn sốt đất ảo hay mua nhà đất không đầy đủ giấy tờ pháp lý, rất dễ gặp phải rủi ro về sau.