Thực tế, bất cứ nghề nghiệp nào cũng tồn tại hai mặt là cơ hội và khó khăn. Tuy nhiên, nghề môi giới chứng khoán lại được xếp vào một trong những nghề kinh tế có rủi ro hàng đầu.Vậy những rủi ro của nghề môi giới chứng khoán là gì? Hãy cùng Môi Giới Cá Nhân tìm hiểu qua tâm sự của chính những người đã lăn lộn thực tế với nghề.

1. Thu nhập bấp bênh
Thị trường chứng khoán luôn biến động lên xuống từng ngày, thậm chí là từng phút giây. Chính vì vậy, thu nhập của nghề môi giới chứng khoán cũng bấp bênh lên xuống cùng những mã trên sàn.
Một môi giới có thể kiếm đến tiền tỷ trong vài ngày nhưng cũng có thể phải đối mặt với mức thu nhập âm trong thời gian dài. Họ được nhận thù lao dựa trên sự ăn chia phần trăm quản lý. Điều đó đồng nghĩa với việc phải đối mặt với rủi ro kép khi thị trường đi xuống.
Thị trường không thể nào đạt trạng thái “win-win” cho tất cả mọi người. Chính vì vậy mà môi giới chứng khoán luôn phải sẵn sàng đối mặt với những giai đoạn khó khăn.
Thậm chí, những môi giới có kinh nghiệm và tầm nhìn đôi khi cũng không trở tay kịp trước những biến động của thị trường. Dịch Covid-19 có lẽ là một ví dụ điển hình nhất thể hiện rõ sự lao đao của môi giới chứng khoán khi có rủi ro đột ngột.

Xem Thêm: Làm môi giới nhà đất cần những gì – 5 yếu tố để thành công
2. Sai một ly, đi tiền tỷ
Trước đây, môi giới chứng khoán cần đảm nhiệm nhiệm vụ nhận và đặt lệnh của khách hàng lên hệ thống giao dịch của các trung tâm chứng khoán. Tuy nhiên, những diễn biến trên thị trường chứng khoán chỉ tính bằng giây.
Một lệnh chỉ được nhập trong vòng dưới 6 giây, nếu vượt quá nguy cơ không được khớp là rất cao. Điều này có thể dẫn đến thiệt hại tiền tỷ cho cả khách hàng và người môi giới. Đồng thời, trong thời gian ngắn như vậy, nguy cơ nhập sai cũng không hiếm gặp.
Ngày nay, việc giao dịch mua bán chứng khoán đã được trực tuyến hóa. Điều này cho phép khách hàng được tự đặt lệnh mua bán, gỡ bỏ bớt gánh nặng trên cho môi giới. Tuy nhiên, không phải vì thế mà khó khăn dừng lại.
Khi khách hàng đã có thể tự đặt lệnh thì môi giới phải gánh vác vai trò lớn hơn: am hiểu thị trường và đưa ra những lời tư vấn hợp lý. Môi giới chứng khoán cần có tầm nhìn, sự phân tích kỹ lưỡng để dự đoán được xu hướng lên xuống của các mã trên bảng giao dịch. Tuy nhiên, như đã nói, ngay cả nhưng người đầy kinh nghiệm và kiến thức vững vàng cũng khó có thể không bao giờ gây ra sai sót.
Bất cứ sai sót trong ngành nghề nào cũng có thể gây ra thiệt hại. Tuy nhiên, hiếm có nghề nào mà một lỗi nhỏ có thể khiến một số tiền lớn đội nói ra đi nhưng môi giới chứng khoán. Đây cũng là một trong những rủi ro nghề môi giới chứng khoán khiến người làm nghề áp lực nhất.

3. Bài toán khó để cân bằng lợi ích khách hàng – môi giới
Các môi giới thường xuyên phải đối mặt với việc giải quyết mâu thuẫn về lợi ích của chính mình và của khách hàng, đặc biệt là khi thị trường đi xuống.
Nếu khi thị trường đang diễn ra theo cách tiêu cực, môi giới chứng khoán khuyến khích người mua giao dịch nhiều hơn thì sẽ kiếm được nhiều tiền hoa hồng hơn. Tuy nhiên, nếu xảy ra rủi ro, họ sẽ mất niềm tin và uy tín trầm trọng đối với khách hàng.
Ngược lại, nếu khuyến nghị khách hàng không giao dịch thì đồng nghĩa với việc môi giới không có thu nhập.
Chính vì vậy, môi giới luôn phải tìm cách để cân bằng giữa hai vấn đề này. Bí quyết của việc này là họ phải có tầm nhìn, kiến thức để tìm ra đúng những cổ phiếu tiềm năng. Đồng thời, phải có khả năng quản lý tài chính và phân bổ nguồn vốn thông minh.
Như vậy, đây là một trong những nghề được đánh giá là đầy tính mạo hiểm. Tuy rủi ro của nghề môi giới chứng khoán rất lớn nhưng cơ hội và mức thu nhập cũng không kém phần hấp dẫn.

Hy vọng qua bài viết, bạn đã có cái nhìn chân thực hơn và hiểu rõ những rủi ro nghề môi giới chứng khoán. Để theo dõi thêm các kiến thức bổ ích, hãy tiếp tục theo dõi Môi Giới Cá Nhân.