Quy hoạch đô thị là gì? Luật quy hoạch đô thị năm 2020 cần chú ý những nội dung như thế nào? Nguyên tắc quy hoạch đô thị ra sao?… Nếu bạn đang cần giải đáp những câu hỏi trên, có thể tham khảo bài viết sau đây của Môi Giới Cá Nhân.
1. Quy hoạch đô thị là gì?
Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, cảnh quan đô thị và nhà ở nhằm tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị. Theo đó, quy hoạch đô thị được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

2. 4 điểm đáng chú ý trong luật quy hoạch đô thị năm 2020
2.1. Công khai quy hoạch
Theo Luật quy hoạch, tuyệt đối nguyên cấm các hành vi từ chối chia sẻ thông tin về quy hoạch. Điều này có nghĩa, luật quy hoạch yêu cầu phải công khai các tin tức quy hoạch, nhằm hạn chế tối đa các tiêu cực trong việc quy hoạch.
Cụ thể, luật công khai quy hoạch xác định các hành vi cấm như sau:
- Công bố không đầy đủ, không công bố, công bố chậm quy hoạch hoặc từ chối cung cấp thông tin về quy hoạch (trừ thông tin mật của Nhà nước).
- Cố ý công khai sai thông tin quy hoạch.
- Hủy hoại, làm giả, làm sai lệch tài liệu, hồ sơ về quy hoạch.
2.2. Xác định nguyên tắc kế thừa khi quy hoạch
Theo Điều 4 Luật Quy hoạch 2017, nguyên lý quy hoạch đô thị phải bao gồm:

- Đảm bảo sự tuân thủ, liên tục, kế thừa và ổn định trong quy hoạch.
- Luôn đồng bộ, thống nhất với các chiến lược quy hoạch của ngành, lãnh thổ,…
- Công khai quy hoạch và đảm bảo sự tham gia của cá nhân, tổ chức, cơ quan, cộng đồng.
- Đảm bảo tính độc lập giữa cơ quan lập quy hoạch với Hội đồng thẩm định quy hoạch.
2.3. Bắt buộc phải lấy ý kiến khi quy hoạch
Theo quy định, khi lập quy hoạch sẽ phải lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan và những đối tượng mà quy hoạch tác động đến theo điều 19. Việc lấy ý kiến sẽ thực hiện theo các hình thức:
- Gửi hồ sơ, tài liệu và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch.
- Niêm yết, trưng bày tại nơi công cộng, phát phiếu điều tra phỏng vấn, tổ chức hội nghị, hội thảo và các hình thức khác theo quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn.
- Các đơn vị, cơ quan được lấy ý kiến phải có trách nhiệm trả lời. Đối với lấy ý kiến cộng đồng sẽ đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan lập quy hoạch.
2.4. Pháp luật về điều chỉnh quy hoạch
Quy định của luật điều chỉnh quy hoạch cần phải đảm bảo các nguyên tắc. Đặc biệt, không được phép làm thay đổi mục tiêu của quy hoạch nếu không phải là trường hợp:
- Điều chỉnh mục tiêu chiến lược kinh tế, phát triển ngành, lĩnh vực.
- Điều chỉnh địa giới hành chính.
- Điều chỉnh quy hoạch do tác động của thiên tai, chiến tranh, biến đổi khí hậu.
3. Nguyên tắc lập quy quy hoạch đô thị Việt Nam

Tại Điều 14 Nghị định 37/2010/NĐ-CP quy định nguyên tắc lập quy hoạch đô thị như sau:
- Thành phố trực thuộc TW, thành phố thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn, đô thị mới phải được lập quy hoạch chung, đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia.
- Các khu vực trong thành phố, thị xã phải được lập quy hoạch phân khu để cụ thể hóa quy hoạch chung, làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng và lập quy hoạch chi tiết.
- Các khu vực trong thành phố, thị xã, thị trấn, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết để cụ thể hóa quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, làm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng và cấp giấy phép xây dựng.
- Đối với dự án đầu tư xây dựng do một chủ đầu tư tổ chức thực hiện có quy mô dưới 5ha thì có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không phải lập quy hoạch chi tiết. Đồng thời, bản vẽ tổng mặt bằng, phương án kiến trúc công trình, giải pháp về hạ tầng kỹ thuật trong nội dung thiết kế cơ sở phải phù hợp với quy hoạch phân khu.
4. Trình tự lập quy hoạch trong luật quy hoạch đô thị mới nhất hiện nay
Đối với vấn đề lập quy hoạch cấp tỉnh sẽ phải tuân thủ, trình tự các bước theo khoản 4 điều 16 như sau:
- Đánh giá thực trạng và đề xuất các mục tiêu, định hướng phát triển.
- UBND cấp huyện, các cơ quan và tổ chức liên quan đề xuất nội dung, ý kiến cho quy hoạch.
- Xử lý, điều chỉnh, bổ sung nội dung quy hoạch do các cơ quan, tổ chức, UBND cấp huyện xây dựng, góp ý kiến.
- Điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện nội dung quy hoạch.
- Hoàn thiện nội dung và lấy ý kiến lập quy hoạch.
- Tiếp nhận, tiếp thu ý kiến và giải trình hoàn thiện quy hoạch.
- Trình UBND tỉnh xem xét, thông qua và trình Chính phủ.

Trên đây là bài viết giải đáp quy hoạch đô thị là gì và những vấn đề xung quanh. Nếu bạn đang quan tâm đến nội dung tương tự, hãy tiếp tục theo dõi Môi Giới Cá Nhân để có thêm nhiều kiến thức đất đai hữu ích.