Đất đai có ý nghĩa quan trọng trong đời sống, kinh tế và xã hội. Bởi vậy, việc quản lý đất đai để sử dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả là vấn đề cần thực sự quan tâm. Vậy, quản lý đất đai là gì? Nhà nước quản lý đất đai dưới những hình thức nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ cho bạn.
1. Quản lý đất đai là gì?
Quản lý đất đai là quá trình sử dụng và phát triển đất trong khu vực thành thị hoặc nông thôn. Quá trình quản lý này có những ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến hệ sinh thái trên cạn.

Nếu quá trình quản lý đất đai không tốt, kém hiệu quả sẽ dẫn đến việc sử dụng đất sai mục đích hoặc đất bị khai thác quá mức, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Thậm chí, nó còn làm suy giảm năng suất và phá vỡ trạng thái cân bằng tự nhiên.
2. Công việc quản lý đất đai là gì?
Công việc của quản lý đất đai đều liên quan đến tài nguyên đất. Cụ thể:
- Lập hồ sơ địa chính để phục vụ cho quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhanh hơn
- Giúp sử dụng đất đúng mục đích và đúng quy trình pháp luật
- Nghiên cứu các phương án và giải pháp sử dụng đất đai hợp lý
- Giải quyết những yếu tố khiếu nại, khiếu kiện, đền bù đất ở cả thành thị và nông thôn
- Đánh giá và phân loại đất, lập bản đồ đất đai,…
3. Tầm quan trọng của quản lý đất đai
Như đã nêu trên, nếu quá trình quản lý đất đai không nghiêm sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái trên cạn. Vì vậy, việc quản lý đất đai có ý nghĩa như sau:
- Giúp đánh giá và định giá bất động sản chính xác và thuận tiện hơn
- Quản lý cũng như phát triển được những tiện ích hoặc dịch vụ liên quan đến đất đai
- Quản lý được các tài nguyên đất như thổ nhưỡng, đất nông nghiệp hoặc đất rừng
- Hiểu được sự hình thành và quá trình hoàn thiện các chính sách sử dụng đất
- Đánh giá được các yếu tố môi trường tác động đến tài nguyên đất
- Giám sát được các hoạt động liên quan đến đất và nắm rõ sự ảnh hưởng của chúng lên đất

4. Trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai
Trách nhiệm của Nhà nước đối với đất đai được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013. Nội dung chi tiết như sau:
4.1. Nội dung quản lý Nhà nước về đất đai
- Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về sử dụng, quản lý đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó
- Xác định địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính
- Đo đạc, khảo sát, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa chính và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
- Điều tra, đánh giá tài nguyên đất
- Điều tra xây dựng giá đất
- Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Quản lý việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Quản lý việc hỗ trợ, bồi thường, tái định cư khi thu hồi đất
- Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất)
- Kiểm kê, thống kê đất đai
- Xây dựng hệ thống thông tin đất đai
- Quản lý tài chính về đất đai
- Quản lý giá đất
- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất
- Thanh tra, kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai
- Phổ biến, giáo dục những quy định pháp luật về đất đai
- Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết tố cáo, khiếu nại trong quản lý và sử dụng đất đai
- Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai

4.2. Trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai
- Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai trên phạm vi cả nước
- Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai
- Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có nghĩa vụ giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về đất đai
- UBND các cấp có trách nhiệm quản lý Nhà nước về đất đai tại địa phương mình theo thẩm quyền quy định tại Luật này
4.3. Cơ quan quản lý đất đai
- Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được thống nhất từ TW đến địa phương
- Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan quản lý Nhà nước về đất đai ở TW
- Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc TW và ở quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ

Trên đây là bài viết làm rõ quản lý đất đai là gì, tầm quan trọng của công việc này và trách nhiệm của Nhà nước đối với quản lý đất đai. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức để áp dụng trong công việc và cuộc sống.
Nguồn: moigioicanhan.com