Việt Nam là nước đang phát triển và có công trình hạ tầng xã hội ngày càng được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu hạ tầng xã hội là gì và bao gồm những công trình nào.
Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này nhưng chưa tìm được lời giải đáp thỏa đáng, có thể tham khảo bài viết sau đây của Môi Giới Cá Nhân.
1. Hạ tầng xã hội là gì?
Hạ tầng xã hội là những công trình được xây dựng để phục vụ công cộng, nhằm nâng cao đời sống cộng đồng khu vực đó.

Quy hoạch hạ tầng xã hội là việc tổ chức hệ thống không gian công trình hạ tầng xã hội trong quỹ đất của một khu vực thị trấn, huyện, thị xã, thành phố của một tỉnh hoặc liên tỉnh. Quy hoạch này phải phù hợp với quy định kinh tế kỹ thuật và yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ của địa phương.
Đồng thời, nó cũng cần tạo ra môi trường dịch vụ tốt nhất cho người dân.
2. Hạ tầng xã hội gồm những gì?
Theo quy định tại mục 1.2 quy chuẩn xây dựng Việt Nam 01:2008/BXD về quy hoạch xây dựng thì hạ tầng xã hội được quy định như sau:
- Các công trình nhà ở dân dụng.
- Công trình giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thủy, sân bay, vận tải công cộng,…
- Hệ thống công cộng: Đường điện, đường cấp nước, đường thoát nước, đường cấp khí ga, cáp truyền hình, viễn thông,…
- Các công trình công cộng, dịch vụ như: Thương mại, y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao,…
- Các dịch vụ công cộng: Bệnh viện, trường học, phòng cháy chữa cháy, công an,…
- Các công trình quảng trường, công viên, cây xanh, mặt nước
- Các công trình như trụ sở, cơ quan hành chính đô thị
- Các công trình hạ tầng xã hội khác.

3. Quy hoạch hạ tầng xã hội có ý nghĩa như thế nào?
Thực tế, khi có một hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, xã hội sẽ có sự thay đổi đáng kể về diện mạo cũng như chất lượng sinh hoạt của cư dân. Bởi vậy, việc xây dựng các hệ thống hạ tầng xã hội là điều cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Những năm gần đây, việc quy hoạch, xây dựng và phát triển đô thị góp phần tổ chức không gian sống cho con người ngày càng được chú trọng. Đặc biệt, việc đáp ứng nhu cầu hạ tầng xã hội như: Giao thông, cấp thoát nước, cấp điện,… là những nhu cầu vật chất quan trọng.

Khi Nhà nước tiến hành đầu tư theo đúng quy luật “Điện – đường – trường – trạm” thì công tác xây dựng và phát triển đất nước sẽ có bước nhảy vọt lớn.
Thực tế hiện nay, điều kiện kinh tế nước ta còn hạn chế nên việc đầu tư công trình công cộng chưa thực sự đồng bộ. Hệ thống an sinh xã hội cũng chỉ mới tập trung ở khu vực thành thị, có ít hệ thống công trình xã hội được xây dựng ở các vùng kinh tế thấp.
Chính vì vậy, để đất nước phát triển hài hòa và đồng bộ, cần có những chính sách quy hoạch hạ tầng xã hội đồng bộ và đúng thực tiễn. Điều này cần sự phối hợp của các cơ quan ban ngành từ địa phương đến Trung ương.
4. Yêu cầu khi tiến hành quy hoạch hạ tầng xã hội
- Quy hoạch hạ tầng xã hội cần đáp ứng nhu cầu sử dụng nhà ở, công trình y tế, giáo dục, văn hoá, thể thao, thương mại, công viên, cây xanh, mặt nước và công trình hạ tầng xã hội khác.
- Nâng cao và đáp ứng toàn diện những nhu cầu của các hoạt động kinh tế, góp phần nâng cao hiệu quả năng suất lao động.
- Tạo lập và phát triển hài hòa, cân đối và đồng bộ, phù hợp với sự phát triển của các cơ cấu thành phần khác trong vùng.
- Giảm bớt sự chênh lệch trong việc cung cấp và trang bị cơ sở hạ tầng giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng lãnh thổ.
- Đáp ứng các yêu cầu về hội nhập quốc tế và ứng phó với các tác động của biến đổi khí hậu.
- Bảo đảm tính đồng bộ về không gian kiến trúc cảnh quan, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị và không gian ngầm.

Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn sẽ nắm được công trình hạ tầng xã hội là gì và những thông tin liên quan. Nếu bạn quan tâm đến những nội dung tương tự, hãy tiếp tục theo dõi Môi Giới Cá Nhân để có những kiến thức bất động sản hữu ích.