Hiệp hội bất động sản TP HCM (HoREA) có văn bản kiến nghị với những giải pháp hướng tới việc phục hồi thị trường bất động sản. Văn bản này được đưa ra ngay trước buổi Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với các doanh nghiệp vào ngày 9/5.
Trong đó, các doanh nghiệp đã nêu rõ những khó khăn và đưa ra các biện pháp như sau.
1. Xin được cơ quan Nhà nước hỗ trợ cơ chế chính sách
Theo HoREA, hàng trăm dự án bị ách tách từ năm 2018-2019 đã gây ra rất nhiều vướng mắc và khó khăn cho thị trường. Đây là nguyên nhân khiến nguồn cung cho phân khúc nhà ở sụt giảm khá mạnh, nhất là khu vực nhà ở vừa túi tiền.
Vấn đề này gây khó khăn cho người có nhu cầu mua nhà ở và khiến nguồn thu ngân sách cũng sụt giảm. Đặc biệt, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp càng làm thị trường thêm điêu đứng.

Trước tình hình đó, các doanh nghiệp bất động sản rất mong nhận được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. Tuy nhiên, trước kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng trên thị trường trong suốt 10 năm qua, các doanh nghiệp nhận thấy bất động sản có khả năng phục hồi rất nhanh.
Do đó, kiến nghị hỗ trợ được đưa ra không phải bằng tiền mà bằng việc thay đổi cơ chế chính sách. Thị trường hiện nay được ví như chiếc lò xo bị nén và việc tháo gỡ vấn đề liên quan đến khai thông vốn tín dụng, quy trình thủ tục hành chính sẽ tạo ra sức bật rất lớn. Từ đó, thị trường sẽ trở lại nhịp phát triển mạnh mẽ, góp phần lớn trong việc thúc đẩy nền kinh tế.
Theo gợi ý từ ông Lê Hoàng Châu – nguyên chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP HCM – tới đây các doanh nghiệp trong lĩnh vực BĐS sẽ tập trung nguồn lực vào thị trường bất động sản. Đặc biệt, phân khúc nhà ở trung cấp, vừa túi tiền như nhà ở xã hội, các căn hộ quy mô 1-2 phòng ngủ sẽ trở thành điểm sáng mới.
Bên cạnh đó, việc luôn sẵn sàng đón chào các làn sóng đầu tư từ nước ngoài khi thị trường dần trở lại trạng thái cân bằng do có cách ứng phó thích hợp với đại dịch cũng rất cần thiết.

2. Đề nghị nhanh chóng ban hành quy trình bốn bước
Cũng trong kiến nghị trình Thủ tướng, HoREA cũng đã đề nghị Chính phủ sớm thúc đẩy việc ban hành bộ “Quy trình chuẩn bốn bước”. Đây là bộ quy trình về việc thống nhất thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng các dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp.
Theo như những quy định hiện nay, để được công nhận là chủ đầu tư, cấp phép xây dựng và tiến hành thi công, doanh nghiệp phải tiến hành nộp tiền sử dụng đất dự án trước.
Trong khi đó, thời gian để tính tiền sử dụng đất dự án có thể kéo dài đến 3 năm, thậm chí lâu hơn. Sau đó, phải tiến hành thi công trong thời gian khoảng 2 năm, chủ đầu tư mới có đủ điều kiện để thực hiện huy động vốn.
Thủ tục trên khiến thời gian triển khai dự án bị kéo dài hơn, từ đó khiến chi phí đầu tư tăng. Điều này gây ra một loạt hệ lụy như doanh nghiệp bị chôn vốn, từ đó giá bán sản phẩm tăng và người phải gánh chịu những bất cập này chính là người mua.

Theo đó, để khắc phục vấn đề này, HoREA đề xuất thực hiện ban hành quy trình bốn bước như sau:
- Bước 1: Thành lập thủ tục quyết định về chủ trương đầu tư đối với chủ dự án.
- Bước 2: Lập và hoàn thiện bản quy hoạch chi tiết 1/500.
- Bước 3: Làm thủ tục cho thuê và giao đất đối với chủ đầu tư dự án.
- Bước 4: Công nhận chủ đầu tư dự án, thực hiện cấp giấy phép xây dựng, xác định các khoản liên quan đến tiền sử dụng đất, thực hiện cấp Sổ đỏ cho dự án.
Với quy trình này, các bước tiến hành dự án sẽ nhanh gọn hơn, giảm thiểu áp lực về tài chính, thủ tục cho doanh nghiệp.\

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đưa ra các kiến nghị liên quan đến tiếp cận nguồn vốn tín dụng và giá trị tài sản thế chấp. Hy vọng trong thời gian tới, Chính phủ sẽ sớm đưa ra những biện pháp phù hợp để giúp thị trường nhanh chóng vượt qua thời gian khó khăn hiện tại.