Vài năm trở lại đây, đất nền Hòa Lạc nổi lên như một hiện tượng và thu hút đông đảo nhà đầu tư trên cả nước bởi thông tin quy hoạch. Đặc biệt, sự hình thành khu công nghệ cao Hòa Lạc đã khiến diện mạo của nơi đây khởi sắc hơn rất nhiều.
Trước sự nóng sốt của bất động sản khu vực, nhiều người đã đặt ra câu hỏi: có nên mua đất Hòa Lạc thời điểm này? Và để có câu trả lời thỏa đáng nhất, bạn có thể tham khảo những phân tích sau đây của Môi Giới Cá Nhân.
1. Nguyên nhân khiến đất Hòa Lạc “nóng sốt”
Để trả lời cho câu hỏi có nên mua đất khu công nghệ cao Hòa Lạc không thì trước tiên bạn phải nắm được các giá trị liên quan tới bất động sản của khu vực này. Đâu là nguyên nhân khiến đất Hòa Lạc trở nên “nóng sốt”.
Giữa năm 2020, Hòa Lạc chính thức được công bố là đô thị vệ tinh lớn nhất trong 05 đô thị được quy hoạch quanh trung tâm Hà Nội. Vậy đâu là lý do gọi nơi đây là “vùng tài nguyên” mới đáng để các nhà đầu tư khai thác?
a) Vị trí đắc địa
Nằm trên trục phía Tây Hà Nội và cách trung tâm Hà Nội 30km (khoảng 25 phút đi xe). Đặc biệt, thiên nhiên hùng vĩ đã ưu ái cho Hòa Lạc vị trí đắc địa: Lưng tựa núi Ba Vì, mặt hướng hồ Lã Vọng, bao quanh là vùng vành đai xanh.

b) Giao thông thuận lợi
Những dự án lớn về giao thông đang là yếu tố thu hút các doanh nghiệp lớn cả trong và ngoài nước về đây quy tụ. Theo đó, có thể kể đến các tuyến đường huyết mạch như:
Đại lộ Thăng Long (Cao tốc Láng – Hòa Lạc)
Cao tốc Đại lộ Thăng Long được mở rộng lên thành 6 làn xe vào tháng 3 năm 2005 và được thông xe ngày 3 tháng 10 năm 2010. Tuyến đường này là trục đường chính kết nối các tuyến đường tỉnh lộ như Quốc lộ 21 và cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình.
Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình
Cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình đoạn qua địa phận tỉnh Hòa Bình có chiều dài 26km. Tuyến có 12 công trình cầu lớn, nhỏ và 7 nút giao thông trên diện tích đất sử dụng là 215 ha.
Khi hoàn thành, cao tốc sẽ Hòa Lạc – Hòa Bình sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ Hà Nội đến các tỉnh vùng Tây Bắc Bộ. Đồng thời, nó cũng giải quyết tình trạng quá tải cho Quốc lộ 6 hiện tại.
Quốc lộ 21A
Theo thiết kế, Quốc lộ 21A đoạn từ Sơn Tây – Hòa Lạc – Xuân Mai có 2 phần đường chính, mỗi bên rộng 2x15m (8 làn xe). Theo UBND TP Hà Nội, tuyến đường Quốc lộ 21A dự kiến bố trí đường sắt đô thị trên cao nằm trong dải phân cách trung tâm kết nối các đô thị vệ tinh Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai.

Đường sắt Văn Cao – Hòa Lạc
Hà Nội đã có văn bản trình thủ tướng tuyến đường sắt Văn Cao – Hòa Lạc với tổng ngân sách hơn 65 nghìn tỷ. Đồng thời, Vingroup cũng đã lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cho tuyến đường sắt Metro số 5 này.
Khi đi vào hoạt động, tuyến đường sẽ có ý nghĩa quan trọng trong giảm mật độ giao thông nội đô và định hướng phát triển đô thị vệ tinh Hòa Lạc.
c) Thu hút nhiều nhiều doanh nghiệp đầu tư
Bên cạnh thông tin quy hoạch, các nhà đầu tư bắt đầu quan tâm và sôi sục về Hòa Lạc nhờ sự có mặt các dự án công nghiệp và thương mại lớn tại nơi đây. Cụ thể:
Tập đoàn Viettel
Tổ hợp nghiên cứu thiết kế chế tạo sản xuất thiết bị viễn thông (diện tích 9,1ha, vốn đăng ký 2.080 tỷ đồng) của Tập đoàn Viettel.
Tập đoàn FPT
Dự án Trường Đại học FPT (diện tích 30ha, vốn đăng ký 2.700 tỷ đồng) và dự án Khu phần mềm (diện tích 6,4ha, vốn đăng ký 924 tỷ đồng) của Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển Công nghệ FPT.
Tập đoàn Vingroup
Sự góp mặt của ông lớn Vingroup tại Hòa Lạc là điều không hề khó đoán khi sự phát triển của nơi đây đang lọt vào tầm mắt của nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ cả trong và ngoài nước. Hiện tại, Vingroup đã hoàn thiện nhà máy VSmart tại Hòa Lạc.

Bên cạnh điện thoại, VSmart sẽ đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất các sản phẩm điện tử thông minh, kết nối vạn vật (IoT) như SmartHome, Smart TV,… Ngoài ra VinGroup dự kiến sẽ còn cho triển khai thêm nhiều dự án khác nhau tại khu vực này và đã hoàn tất thủ tục đăng ký quỹ đất xây dựng.
Tập đoàn Hanwha
Công ty Hanwha (Nhật Bản) đầu tư dự án sản xuất linh kiện động cơ máy bay với tổng mức đầu tư khoảng 200 triệu USD.
Công ty Nidec
Đầu tư dự án sản xuất các loại mô – tơ thế hệ mới không gây tiếng động và thân thiện với môi trường sử dụng trong các sản phẩm IoT, rô-bốt… Tổng mức đầu tư dự án khoảng trên 400 triệu USD.
Công ty Mitshubishi Kagaku
Đầu tư dự án Mitshubishi Kagaku OPC Việt Nam. Tổng mức đầu tư khoảng 54 triệu USD
Công ty Widia – Shinki
Đầu tư dự án sản xuất các dụng cụ cắt hiệu năng cao sử dụng trong lĩnh vực hàng không, y tế, động cơ, thiết bị điện tử… Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 14,5 triệu USD.

Cùng với các doanh nghiệp lớn và vừa kể trên là hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước đang hoàn thiện dự án như: VNPT, BioSpring, Nissan, Noble,… Dự kiến đến cuối năm 2022, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc gần như là lấp đầy.
2. Có nên mua đất Hòa Lạc thời điểm này?
Với tốc độ phát triển cơ sở hạ tầng cho thấy, Hòa Lạc sẽ phát triển mạnh mẽ trong 2 – 5 năm tới, mang đến rất nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư. Lượng lớn các chuyên gia công nghệ cao về đây sẽ biến Hòa Lạc thành khu vệ tinh phát triển nhất cả nước với đầy đủ các dịch vụ tiện ích.
Song song với sự dịch chuyển dân số thì bất động sản khu vực CNC Hòa Lạc sẽ tăng giá từng ngày do nguồn cầu nội tại từ các cán bộ chuyên gia.

Hòa Lạc trong khoảng 2 – 5 năm nữa sẽ là khu vực đô thị vệ tinh đáng sống nhất cả nước do dân trí cao, khí hậu trong lành, công nghệ cao sạch (không khói). Trước những tiềm năng nổi trội, Hòa Lạc đang lọt vào mắt xanh của rất nhiều nhà đầu tư bất động sản. Khó có thể phủ nhận sức nóng của Hòa Lạc trong thời gian qua khi báo chí truyền thông liên tiếp đưa tin về những hình thành mới của khu vực. Chính từ đây, bất động sản trong khu vực đang sục sôi và đem lại lợi nhuận cao khi đầu tư vào giai đoạn này.
Hy vọng với những phân tích trên đây, bạn sẽ có thời giải đáp xác đáng cho việc có nên mua đất Hòa Lạc thời điểm này hay không. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý đến các vấn đề pháp lý, uy tín của người bán để tránh bị lừa khi mua đất Hòa Lạc.