Cách tìm kiếm khách hàng qua điện thoại để bán hàng không bao giờ lỗi thời. Chia sẻ cách tìm kiếm khách hàng qua điện thoại hiệu quả nhất của dân sale.
Telesale là hình thức tìm kiếm, tiếp cận khách hàng phổ biến đối với môi giới. Tuy nhiên, hình thức này thường gặp phải phản ứng khá gay gắt của khách hàng. Chính vì vậy, khá nhiều môi giới tỏ ra chán nản với phương pháp này.
Nhưng thực tế đây vẫn là một kênh tìm kiếm khách hàng rất hiệu quả dành cho môi giới. Trong bài viết dưới đây, Môi Giới Cá Nhân sẽ chia sẻ cách tìm kiếm khách hàng qua điện thoại.
I. Tại sao nên tìm kiếm khách hàng qua điện thoại
Tiếp cận khách hàng qua điện thoại là phương thức được sử dụng thường xuyên bởi có nhiều ưu điểm vượt trội:
- Không bị hạn chế về mặt không gian. Bất kể khách hàng ở đâu bạn đều có thể liên lạc với họ.
- Không bị hạn chế về mặt thời gian. Thực tế khách hàng ngày nay rất bận và thường sẽ chỉ tiếp nhận các thông tin chào hàng vào thời gian rảnh như: buổi tối, cuối tuần,… Thời điểm này để có thể gặp gỡ họ là khá khó khăn. Việc chào hàng qua điện thoại giúp bạn tận dụng được thời gian hợp lý.
- Là phương thức tiết kiệm chi phí. Môi giới sẽ không phải mất chi phí đi lại, gặp gỡ khách hàng.
- Có thể xử lý, sàng lọc được một lượng cơ sở dữ liệu khách hàng lớn. Khi nhận một danh sách khách hàng lớn, bạn không thể gặp gỡ tất cả số đó. Việc gọi điện thoại giúp bạn tìm hiểu thêm thông tin về khách hàng, sàng lọc những người thực sự tiềm năng.
- Là một trong những phương thức tiếp cận cơ bản và quan trọng nhất hiện nay. Việc liên lạc qua điện thoại hội tụ đầy đủ các yếu tố thuận tiện, nhanh chóng, tiết kiệm. Do đó, khách hàng cũng rất ưa chuộng việc trao đổi qua điện thoại.

II. Cách tìm kiếm khách hàng qua điện thoại hiệu quả
1. Xác định rõ mục đích của cuộc điện thoại
Bất cứ cuộc gọi nào cũng phải xác định mục đích rõ ràng. Việc này giúp bạn biết mình cần phải nói gì, ứng xử ra sao, gọi vào lúc nào.
Việc dẫn dắt khách hàng phải qua từng bước, phụ thuộc và đối tượng và trường hợp cụ thể. Mục đích của một cuộc gọi có thể là:
- Mời khách hàng đến một buổi hội thảo, chia sẻ kiến thức bất động sản.
- Một cuộc hẹn gặp trực tiếp.
- Tìm hiểu thêm thông tin của khách hàng: thông tin liên lạc như Email, địa chỉ để tiếp tục thực hiện các biện pháp tiếp cận.
- …
2. Chuẩn bị sẵn kịch bản gọi điện thoại
Hiện trạng chung mà rất nhiều người gặp phải đó là bị từ chối, dập máy, thậm chí là gặp phải những lời phản ứng gay gắt. Việc xây dựng một kịch bản mẫu rất quan trọng để xử lý tình huống. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát những vấn đề trong cuộc trò chuyện và tối ưu được hiệu quả.
Kịch bản mẫu có vai trò rất quan trọng trong sự thành công của cuộc điện thoại.
- Có một kịch bản mẫu sẽ giúp bạn nói chuyện trôi chảy và tự tin hơn. Từ đó sẽ tránh gây ra cảm giác đề phòng hay ấn tượng xấu về sự thiếu chuyên nghiệp từ khách hàng.
- Không bỏ sót các thông tin cần tư vấn, xác định được trọng tâm của cuộc trò chuyện và tập trung vào phần có nội dung quan trọng.
- Phân bổ thời gian trò chuyện hợp lý hơn. Kịch bản sẽ xác định được rõ các nội dung chính – phụ để bạn có thể trình bày đúng trọng tâm và tiết kiệm thời gian. Điều này cũng giúp bạn ước lượng được thời gian mỗi cuộc trò chuyện để có kế hoạch công việc cụ thể.
Một kịch bản mẫu thường có 6 phần cơ bản. Cụ thể là:
- Lời chào ấn tượng.
- Lý do gọi điện.
- Đưa ra các lợi ích cho khách hàng.
- Đưa ra các câu hỏi và trả lời thắc mắc.
- Chốt hẹn và thăng liên hệ.
- Kết thúc và chào hỏi.

Xem thêm: 5 cách thuyết phục khách hàng mua đất – bí quyết dành cho môi giới
3. Thu hút sự chú ý của khách hàng ngay từ phút đầu
Khách hàng thường phải nhận khá nhiều cuộc điện thoại chào hàng mỗi ngày. Do đó, nếu bạn không ngay lập tức gây sự chú ý, họ sẽ tắt máy. Tốt nhất, bạn nên thu hút sự chú ý của họ ngày trong 1-2 phút đầu tiên.
Đừng dài dòng, hãy đi thẳng vào mục đích chính của cuộc trò chuyện. Đặc biệt, đừng quên đưa ra lợi ích cho khách hàng. Đây là yếu tố then chốt để họ tiếp tục lắng nghe. Ví dụ:
- Tham gia sự kiện mở bán sẽ nhận được các thông tin hữu ích, quà tặng hấp dẫn,…
- Tham gia hội thảo để được nghe tư vấn từ các chuyên gia đầu ngành về…
- Hiện nay đang có chương trình ưu đãi đối với các khách hàng mua sản phẩm…

4. Xử lý khi khách hàng từ chối, thoái thác
Khách hàng trả lời “tôi đang bận”, “tôi không có nhu cầu” là vấn đề khiến môi giới dễ nản lòng nhất. Đa số khách hàng khi biết bạn là môi giới đều trả lời như vậy.
Nguyên nhân của câu trả lời này có thể là:
- Họ đang thực sự có việc bận.
- Họ thực sự không có nhu cầu vào thời điểm hiện tại.
- Khó chịu vì thường xuyên bị các cuộc điện thoại quảng cáo làm phiền.
Trong trường hợp này, đừng vội bỏ cuộc bởi có thể bạn sẽ bỏ lỡ một khách hàng tiềm năng. Những khách hàng không có nhu cầu hiện tại hoàn toàn có thể trở thành khách hàng tương lai.
Khi khách hàng trả lời như vậy, tốt nhất bạn không nên tiếp tục cố gắng làm phiền họ. Cách xử lý trong trường hợp này là:
- Tạo sự thân thuộc, ghi nhớ, nhắc lại thông tin trao đổi cũ (nếu có).
- Đề cập sự hiểu biết về khách hàng và cung cấp lợi ích để thu hút.
- Cố gắng tăng cường mối liên hệ bằng cách đề nghị trao đổi qua hình thức khác tiện hơn. Ví dụ: Email, tin nhắn,…
- Đưa ra một lời hẹn về cuộc gọi vào thời điểm thích hợp. Chú ý đừng nên hỏi khách hàng về thời gian phù hợp, hãy đưa ra lựa chọn cụ thể cho họ.

5. Tổng kết kinh nghiệm sau mỗi cuộc gọi
Đúc rút kinh nghiệm sau mỗi cuộc gọi sẽ giúp bạn trở nên chuyên nghiệp hơn. Sau mỗi cuộc gọi thất bại hay thành công đều để lại những bài học. Tự nhìn lại bản thân sẽ giúp bạn tiến bộ và làm việc hiệu quả hơn.
Trên đây là những chia sẻ về cách tìm kiếm khách hàng qua điện thoại được tổng kết từ trải nghiệm của những môi giới chuyên nghiệp. Hy vọng qua bài viết, bạn đã có thêm kinh nghiệm thiết thực để áp dụng trong công việc.