Thị trường bất động sản nghỉ dưỡng tại Việt Nam đang ngày càng trở nên sôi động và thu hút các nhà đầu tư. Vậy những đặc điểm nổi bật của loại hình này là gì, có nên đầu tư hay không? Trong bài viết dưới đây, Môi Giới Cá Nhân sẽ chia sẻ về chủ đề này.
I. Bất động sản nghỉ dưỡng là gì?
Bất động sản nghỉ dưỡng là một loại hình thứ cấp. Chúng được xây dựng tại những khu vực có tiềm năng phát triển du lịch. Các dự án này được thực hiện và bán lại. Chủ sở hữu có thể sử dụng vào các mục đích:
- Tự vận hành hoặc cho các chủ đầu tư thuê lại để kinh doanh các dịch vụ du lịch và chia lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh đó.
- Sử dụng cho các nhu cầu nghỉ dưỡng của chính chủ sở hữu.
Loại bất động sản này có thể sử dụng vừa để nghỉ dưỡng và vừa để kinh doanh sinh lời. Đây được coi như một ngôi nhà thứ 2 có khả năng tạo ra lợi nhuận hấp dẫn.

II. Một số loại hình bất động sản nghỉ dưỡng phổ biến tại Việt Nam
1. Các biệt thự phục vụ du lịch ven biển
Việt Nam sở hữu đường bờ biển dài và đẹp, tiềm năng du lịch cực lớn. Chính vì vậy, bất động sản du lịch ven biển vô cùng phát triển và hứa hẹn nhiều cơ hội sinh lời lớn.
Các căn biệt thự này được xây dựng ở các thành phố ven biển, thường có thiết kế hài hòa với tự nhiên. Những căn nhà này thường nằm trong một quần thể nghỉ dưỡng và sở hữu vị trí đắc địa bên bãi biển đẹp.
2. Biệt thự nghỉ dưỡng trên đồi, núi
Đây là những biệt thự được xây dựng trên những khu sinh thái, ở địa hình đồi núi như Tam Đảo, Đà Lạt, Sapa, Hà Giang,… Các căn biệt thự vùng núi có ưu điểm về cảnh quan đẹp và không khí trong lành.
Các bất động sản du lịch ở miền núi thường đòi hỏi thiết kế độc đáo, kiến trúc lạ mắt và vững chãi. Kiểu thiết kế này thường tận dụng tối đa lợi thế cảnh quan, tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời.
3. Condotel
Loại hình Condotel đã tạo được cơn sốt trên thị trường bất động sản du lịch. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa căn hộ và khách sạn.
Những căn hộ Condotel mang đến sự gần gũi như một tổ ấm đích thực với đầy đủ phòng ngủ, khách, bếp, khu vệ sinh,… Cả gia đình có thể vừa có trải nghiệm du lịch, vừa được sinh hoạt như trong chính căn nhà của mình.
Những chủ sở hữu Condotel có quyền cho thuê lại hoặc sử dụng cho chính những kỳ nghỉ dưỡng của mình. Các căn hộ này sẽ được giao lại cho một đơn vị quản lý để thực hiện việc cho khách du lịch thuê lại.
4. Minihotel
Đây là kiểu khách sạn quy mô nhỏ, thường có từ khoảng 10-100 phòng. Các phòng tại đây được thiết khá tự do, theo cảm hứng hay ý tưởng của chủ sở hữu. Trong một khách sạn có thể có các phòng mang phong cách khác nhau.
Loại hình này đa dạng về phân khúc, từ cao cấp, trung cấp đến bình dân. Các Minihotel thường tọa lạc trong khu đô thị hoặc khu vực dân cư.

III. Đầu tư vào thị trường bất động sản nghỉ dưỡng – nên hay không nên?
Bất cứ hình thức đầu tư nào cũng đều sở hữu hai mặt lợi ích – rủi ro song song. Bất động sản nghỉ dưỡng cũng vậy.
1. Các lợi ích vượt trội
- Loại hình này được đánh giá có tính an toàn cao. Nhà đầu tư vừa có thể kinh doanh, vừa có thể phục vụ việc nghỉ ngơi của chính bản thân như một ngôi nhà thứ 2 hoàn hảo.
- Khi đi vào hoạt động ổn định, đây sẽ là nguồn thu lợi nhuận tốt và lâu dài.
- Bất động sản nghỉ dưỡng thường sở hữu vị trí đẹp nhằm khai thác lợi thế du lịch. Do đó thường khá khan hiếm. Sự khan hiếm này giúp giá trị của sản phẩm có khả năng tăng trưởng cao.
- Ngành du lịch Việt Nam được đánh giá là một “cỗ máy in tiền” còn chưa được khai thác hết. Tiềm năng du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Đặc biệt, khi đời sống nâng cao, nhu cầu nghỉ dưỡng của người dân tăng trưởng đáng kể. Điều này khiến bất động sản du lịch trở thành một mảnh đất màu mỡ.

2. Những rủi ro tiềm ẩn
- Các sản phẩm này thường có giá cả khá đắt đỏ và tính thanh khoản thấp. Loại hình này thường chỉ phù hợp với những người có lượng vốn nhàn rỗi thấp và xác định đầu tư lâu dài, không nóng vội.
- Tính pháp lý của dự án là một trong những mối lo ngại lớn nhất với các nhà đầu tư bất động sản. Tại Việt Nam, một số khung pháp lý liên quan đến sản phẩm bất động sản phục vụ nghỉ dưỡng còn chưa rõ ràng. Ngoài ra, các chính sách, quy hoạch, thủ tục, hợp đồng,… có thể gây ra những vấn đề khó giải quyết.

Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng là một thị trường đầy cơ hội. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả, hạn chế tính rủi ro bạn cần hiểu thật rõ về loại hình này. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích để áp dụng trong cuộc sống.